Nguy hiểm nghề tái chế lốp xe

Thôn Hòa Bình, xã Nghĩa Hòa (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) có trên 500 hộ làm nghề tái chế lốp xe cũ. Nhiều gia đình xây nhà tiền tỷ, tuy nhiên họ phải đối mặt hiểm nguy vì ô nhiễm, bệnh tật.

bai phe lieu lop xe

Lốp phế liệu hiện diện khắp nơi trong làng.

Về xã Nghĩa Hòa, khắp các ngả đường dẫn vào các thôn xóm, người dân trưng dụng mọi chỗ trống để chứa đầy lốp ô tô cũ. Người trong làng thu mua từ lốp xe khách, lốp xe tải… Những lốp xe này được thu mua về là phế liệu, nhưng qua tay những người dân ở xã Nghĩa Hòa lại trở thành những sản phẩm như dép, giày, thậm chí tái chế thành một cái lốp dùng được.

Ông Huỳnh Văn Dũng- Phó bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Hòa, cho biết: “Xã có rất nhiều người làm nghề này, chủ yếu là thôn Hòa Bình. Thôn này có 1.000 hộ thì có đến hơn 50% hộ làm nghề này, trong số đó có gần 100 hộ chuyên thu gom lốp xe phế liệu về bán lại tại thôn”. Ai ít tiền thì mua chừng vài chục cái lốp phế liệu rồi tự làm, còn người khá hơn thì mua vài trăm cái bỏ xưởng thuê người làm.

Ông Nguyễn Tấn Hiệp, thôn Hòa Bình, cho biết, trước kia ông làm ruộng, nhưng làm khổ cực vẫn chật vật cái ăn. Thấy nhiều người bỏ ruộng làm giàu nhờ nghề thu mua, tái chế lốp xe cũ, ông cũng làm theo. Hơn 30 năm làm nghề này, mỗi ngày cũng được 300-400 nghìn đồng, cả tháng cũng được 6-7 triệu đồng. Ông xây được nhà, cả 3 người con đều được học hành và có việc làm.

Cũng vì có thu nhập, nên nhiều người cho con cái theo nghề này, ông Trưng có 2 con trai làm nghề tái chế lốp xe. Bình quân một cái lốp xe tải lớn, người ta chế tạo được đến 20 đôi dép cao su, ngoài ra, còn tái chế các sản phẩm như xay thành hạt bán cho thương lái.

Chấp nhận độc hại

Theo ông Dũng, Phó bí thư xã Nghĩa Hòa, nghề tái chế lốp xe có từ thời trước giải phóng. Từ đó đến nay dù công nghệ có thay đổi, cải tiến nhưng người dân ở xã đều làm thủ công. Làm bao nhiêu năm thì ngửi mùi độc từ lốp xe bấy nhiêu năm. Ông Nguyễn Văn Sỹ, người làm tái chế lốp xe, cho biết: “Chúng tôi làm nuôi gia đình, nên độc hại bao nhiêu cũng làm, khâu độc nhất là nấu lốp xe tái chế. Da tay hằng ngày đều tiếp xúc lốp đến nỗi sần sùi”. Nhiều người móng tay bị biến dạng, thối móng… do tiếp xúc cao su lốp xe quá lâu. Ông Dũng thừa nhận nghề này đang gây ô nhiễm môi trường. “Hầu hết các lốp xe đều để ngoài lề đường, khi mưa xuống, nước đọng vô là môi trường sống của muỗi, gây sốt xuất huyết. Ngoài ra, lốp xe là loại khó phân hủy, do vậy, lâu ngày ảnh hưởng môi trường đất”, ông Dũng nói.

Công ty thu mua phế liệu Bảo Phát theo nguồn Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm